Sushi - nét văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản

Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản. Cùng với trà đạo, nghệ thuật cắm hoa ikebanna, sushi đã thực sự trở thành nét văn hóa đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Sushi muôn màu, muôn sắc, đa dạng về loại…

Tìm hiểu về sushi là tìm hiểu về nét văn hóa, về con người, về phong tục của người Nhật. Bài viết sau sẽ cho ta biết về nguồn gốc, về các loại sushi, cũng như là cách thưởng thức sushi để có thể cảm nhận một cách sâu sắc về món ăn đầy sức hấp dẫn này.

Nguồn gốc món sushi

Sushi là món ăn khá đặc biệt của người Nhật, bắt nguồn từ một phương pháp muối cá của Trung Hoa cổ.

Cá được bọc cơm và muối rồi để lên men trong thời gian từ 2 tháng đến 1 năm. Sau thời gian lên men, người ta bỏ cơm đi và chỉ ăn cá muối không. Phương pháp này được truyền vào Nhật Bản cùng với việc trồng lúa nước trong thời kỳ Yayoi (năm 300 trước công nguyên đến năm 300 sau CN).
Các cách thức để lên men khác nhau đã giảm bớt thời gian chờ, đồng thời sử dụng thêm dấm làm gia vị, và bây giờ người Nhật sử dụng cả cơm cùng cá muối. Hiện nay không còn công đoạn cá muối mà người ta thưởng thức trực tiếp cá sống và hải sản tươi sống cùng với cơm trộn dấm.

Thành phần chính trong món sushi

Sushi có rất nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu chính để làm nên món này là cơm trộn dấm kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, hải sản tươi sống, rau củ, wasabi (mù tạt).

Cơm trộn dấm: gọi là sumeshi hay sushimeshi. Loại dấm sushisu chuyên dùng để trộn cơm là dấm có pha chút muối, đường, rượu ngọt mirin. Cơm không nấu chín hoàn toàn được trộn với dấm.

Các loại hải sản dùng để làm sushi gọi là tane, bao gồm cá ngừ, cá hồng, cá bơn, cá mũi kiếm, cá mú, cá trình, cá cóc, cá thu, tôm, mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, trứng cá hồi…

Ngoài ra còn có các thành phần khác như các loại rau, củ quả, đậu phụ, và các gia vị kèm theo: nước tương, wasabi.

Các loại sushi

Sushi rất đa dạng với nhiều loại nguyên liệu được sử dụng để chế biến, điểm chung giữa các loại sushi đó là phần cơm trộn giấm thì không thay đổi.

1. Nigiri

Nigirizushi là loại sushi với hình dạng chúng ta thường thấy nhất. Loại sushi này bao gồm phần cơm được nặn bằng tay thành dạng hình khối chữ nhật dài, góc cạnh hơi tròn, và miếng cá sống, tôm sống, mực sống, bạch tuộc, hoặc trứng rán được đặt lên trên (topping). Giữa miếng topping và cơm có thể có phết thêm một chút.

Gunkanmaki: đây là một dạng đặc biệt của nigirizushi, khi có thêm một miếng rong biển cuốn xung quanh miếng cơm. Loại sushi này, phần topping thường được sử dụng là các loại trứng cá, nhím biển…

Temarizushi: cũng là dạng nigirizushi nhưng được tạo dáng hình cầu. Bất kì loại topping nào cũng được sử dụng khi làm temarizushi, thậm chí là thịt nguội cho trẻ con hoặc hoa quả cho những người ăn chay.

2. Makizushi

Đây là loại sushi có dạng hình trụ, được tạo hình bằng việc sử dụng tấm mành tre để cuộn các nguyên liệu vào với nhau thành một hình trụ dài, sau đó sẽ dùng dao sắc để cắt thành những miếng ngắn hơn (thông thường là cắt thành 6 hoặc 8 miếng) vừa ăn. Loại sushi này thường được gói trong tấm rong biển khô, thỉnh thoảng trứng tráng mỏng, dưa chuột bào mỏng, lá tía tô cũng được dùng để thay cho tấm rong biển.

Futomaki: là loại maki “béo”, với cơm và nhân được gói bên trong tấm rong biển. Miếng sushi thường lùn hơn, đường kính lớn hơn (5-6cm). Phần nhân thường gồm nhiều loại nguyên liệu với những màu sắc khác nhau hoặc mùi vị bổ trợ cho nhau.

Hosomaki: là loại sushi “gầy”, với cơm và nhân được cuộn bên trong tấm rong biển. Phần nhân thường chỉ là một nguyên liệu, phổ biến nhất là cá hồi, cá ngừ, dưa chuột, cà rốt, quả bơ.

Temaki: đây là loại sushi hình nón với tấm rong biển cuốn bên ngoài, bên trong là cơm và các nguyên liệu sẽ được để lộ ra trông rất hấp dẫn. Temaki khá to nên phải dùng tay cầm ăn, không gắp được bằng đũa, và temaki thường được ăn ngay sau khi gói, vì tấm rong biển sẽ rất nhanh chóng bị ngấm ẩm và mềm ra khiến cho người ăn khó cầm. Vì thế, các bạn để ý là những miếng temaki được làm sẵn và bán theo dạng fastfood luôn có một lớp nylon bao lấy tấm rong biển, khi ăn chúng ta sẽ rút miếng nylon này ra.

Uramaki: đây là loại sushi mà phần cơm sẽ ở bên ngoài, lá rong biển và nhân sẽ được cuộn vào bên trong. Vì cơm ở phía ngoài nên để chống dính và cho đẹp, ngon mắt hơn, miếng sushi sẽ được lăn qua lớp trứng cá, trứng tôm hay vừng.

3. Inarizushi

Có lẽ đây là loại sushi đơn giản và rẻ tiền nhất, bởi vì nó chỉ là cơm được nhồi vào bên trong 1 chiếc “túi” là đậu phụ rán (aburaage). Loại sushi này khi ăn cũng cho cảm giác khá thú vị, với vỏ đậu phụ dai dai nhai, hơi có vị chua một chút, hoà quyện với cơm dẻo, thơm, vị chua dịu.

4. Chirashizushi

Đây là suất sushi lớn, gồm một bát cơm sushi lớn, bên trên xếp đều các loại hải sản sống, nấm, rau..

5. Oshizushi

Được gọi nôm na là sushi “ép”, loại sushi này cần dùng khuôn gỗ để làm. Cá sống sẽ được để ở dưới đáy khuôn, sau đó cơm được phủ lên trên miếng cá, và chiếc “nắp” gỗ sẽ được dùng để ấn cơm xuống thật chặt cho dính vào miếng cá. Sau đó, khuôn được tháo ra và miếng sushi to sẽ được cắt thành những miếng nhỏ hơn.

Sushi thường được sắp trên một đĩa nhỏ gồm 2 miếng cho một phần ăn, hoặc 6 miếng nếu là các loại maki, hoặc là 1 đĩa lớn tổng hợp nhiều loại. Khi ăn sushi, người ta thường chấm với xì dầu, ai thích thêm vị cay nồng thì hoà wasabi vào xì dầu.

Những địa chỉ bạn có thể tham khảo khi muốn thưởng thức các loại sushi ngay tại Hà Nội  là  nhà hàng buffet lẩu nướngNhật bản Chiaki BBQ tại 75 Đại Cồ Việt và một số nhà hàng hàng Nhật Bản khác trong nội thành.

 

(Theo Kokotaru)


(*) Xem thêm

Đã thêm vào giỏ hàng